TÌM HIỂU BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

TÌM HIỂU BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý mãn tính
Bệnh nhân được chẩn đoán THA khi huyết áp đo được ≥ 140/90 mmHg.

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý mãn tính
Bệnh nhân được chẩn đoán THA khi huyết áp đo được ≥ 140/90 mmHg.
 
  1. Biểu hiện của THA:
  • Đau đầu, nặng đầu (ở trán, gáy, 2 bên thái dương, …), hoa mắt, ù tai…
  • Mỏi cổ gáy, chóng mặt, mất thăng bằng, nhìn mờ.
  • Thở nông, khó thở.
  • Chảy máu mũi.
  • Mặt đỏ phừng, nóng phừng.
  • Đau tức ngực, tim đập nhanh, đánh trống ngực.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Mất ngủ….

  1. Nguyên nhân gây tăng huyết áp
  • Thường xuyên uống rượu bia, chất kích thích
  • Thường xuyên hút thuốc lá
  • Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, lao lực.
  • Người có bệnh mãn tính kết hợp: Đái tháo đường, mỡ máu, tim mạch, u tuỷ thượng thận, suy thận …
  • Người thừa cân, béo phì, lười vận động
  • Ăn uống nhiều chất béo, nhiều muối.
  • Tiền sử gia đình có người tăng huyết áp.
  • Người lớn tuổi THA thường do lão hoá thành mạch.
 
  1. Biến chứng của THA
Biểu hiện của THA có thể không rõ ràng nhưng nếu THA lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
  • Tim: nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim…
  • Não: đột quị liệt nửa người, giảm trí nhớ…
  • Thận: suy than mãn tính.
  • Mắt: xuất huyết võng mạc, giảm thị lực …
  • Mạch máu: gây xơ vữa mạch máu.
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Làm các bệnh đồng mắc nặng hơn.
 

Vì huyết áp có xu hướng tăng dần theo tuổi nên các chuyên gia khuyến cáo: người từ 50 tuổi trở lên cần được khám tổng quát và kiểm tra huyết áp định kỳ.
Nếu quý vị có một hay nhiều triệu chứng đã nêu trên hoặc nghi ngờ mình bị THA thì hãy đến với phòng khám đa khoa An Sinh.
Tại đây quý vị sẽ được khám, tư vấn kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa; làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân, biến chứng của THA và các bệnh đồng mắc như:
  • Siêu âm tim
  • Đo điện tim
  • Siêu âm bụng tổng quát
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận, đường máu, mỡ máu, …
  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Siêu âm doppler động mạch thận
  • Chụp CT sọ não (nếu nghi ngờ tai biến máu não)
  • Và nhiều xét nghiệm cao cấp khác
Từ đó bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị thích hợp cho từng người, nhằm kiểm soát huyết áp ở mức tốt nhất để phòng tránh biến chứng lâu dài của bệnh.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
0328149479
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Đăng ký khám